Sự quan sát em bé

Qua việc quan sát, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, sự phát triển và tình cảm của em bé. Điều này giúp chúng ta tạo ra một môi trường an toàn và thích hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

Khi quan sát em bé, chúng ta sẽ thấy những đặc điểm này phát huy và bắt gặp những biểu hiện thoáng qua của những gì có thể đang diễn ra bên trong em bé. Quan sát thực sự là chìa khóa để áp dụng Montessori với con. Nó là yếu tố giúp chúng ta hiểu về nhu cầu cá nhân em bé và phản hồi sao cho phù hợp.

Quan sát cho phép chúng ta:

Hiểu và theo được sự phát triển của em bé: Khi quan sát em bé, chúng ta có thể nhận ra những thay đổi nhỏ trong khả năng của em và cung cấp một môi trường cũng như các hoạt động mang lại mức độ khó phù hợp. Qua việc quan sát chúng ta có thể biết được liệu những thiên hướng con người của em bé có đang được đáp ứng hay không. Em bé có khả năng khám phá tự do hay không? Có cơ hội được làm đi làm lại hay không?

Nhận ra những nỗ lực và khả năng của em bé: Hãy nhìn cách em bé tương tác với môi trường: Em đang sử dụng giác quan của mình để tương tác với môi trường xung quanh như thế nào? Quan sát bằng mắt của em? Nếm? Sờ? Thử nghiệm? Thử điều chỉnh? Những hành động của em có chủ ý không? Ý định của em có thể là gì?

Nhận biết các thời kì mẫn cảm: Ngay bây giờ, niềm hứng thứ và hoạt động của em bé đang tập trung ở đâu? Em đang liên tục quay trở lại, lặp lại, hay tập trung vào điều gì?

Nhận ra và loại bỏ những yếu tố cản trở sự phát triển của em bé: Những cản trở cho việc vận động, giao tiếp và hoạt động của em bé là gì? Điều gì có thể đang xen vào sự tự lập của em?

Biết khi nào thì giúp và giúp như thế nào: Ví dụ, nếu em bé đang nỗ lực bò, nhưng quần áo của em lại đang hạn chế việc vận động, chúng ta có thể chọn loại quần áo khác hoặc nhẹ nhàng giúp em gỡ bàn chân ra khỏi đường viền của quần áo.

Chúng ta có thể quan sát khi kết hợp làm gì đó. Mỗi khi chúng ta dành thời gian cho em bé, chúng ta có thể quan sát con với mong muốn để thực sự nhìn và hiểu được con. Chúng ta cũng có thể đặt ra thời gian để thành thói quen ngồi quan sát một cách chính thức và ghi lại những gì mình thấy, như một nhà khoa học đang nghiên cứu những cử động, âm thanh của em bé; những thứ em đang tập trung vào; cách em ăn, ngủ, chơi; và bất cứ tương tác xã hội nào.

Khi đang chủ động quan sát, chúng ta có thể cố gắng ẩn mình nhất có thể để thấy được em bé những hành động không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của chúng ta

Khi chúng ta nhận thấy em bé đang tập trung vào điều gì đó, thậm chí chỉ đơn giản như việc ngắm nhìn đôi bàn tay hay chơi với đôi bàn chân, một điều quan trọng là không được xen ngang. Khi quan sát, chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra những năng lực đáng kinh ngạc của em bé, và điều đó có khiến chúng ta muốn khen ngợi hoặc công nhận ngay khoảnh khắc đó hay không, nhưng chúng ta nên, hết sức có thể, nhớ là chỉ thưởng thức việc quan sát và không làm phiền hay phá vỡ sự tập trung của em bé.

Môi trường được chuẩn bị

Bs. Montessori đã gọi những không gian mà chúng ta tạo ra cho quá trình học là “môi trường được chuẩn bị”. Khi chúng ta nhìn vào những nhu cầu của em bé, chúng ta có thể đặt ra chính xác những gì em cần cho sự phát triển, và có thể điều chỉnh chúng khi em lớn lên. Đây có thể là không gian vật lý trong nhà, thiên nhiên ngoài trời, và thậm chí là những người trong cuộc sống của em bé. Một địa điểm và phong phú cho quá trình học, nơi em cảm thấy an toàn, an tâm để khám phá.

 

𝐂𝐇𝐈𝐋𝐀 𝐌𝐎𝐍𝐓𝐄𝐒𝐒𝐎𝐑𝐈 - DỊCH VỤ TRÔNG DẠY TRẺ TẬN NHÀ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 

☎️ Hotline: 028 73 028 299 - 0828 759 859

📥 Zalo Official: https://zalo.me/507992405211685589 

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

🇫 🇧 Facebook: https://www.facebook.com/chila.montessori


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng