8 cách phát triển tự do sáng tạo cho trẻ

Nhiều người cho rằng, tư duy sáng tạo là khả năng bẩm sinh nên trẻ được đến đâu hay đến đó. Tuy nhiên trong thực tế, khả năng sáng tạo của trẻ bắt nguồn từ phương pháp tư duy và giải quyết tình huống. Và ba mẹ hoàn toàn có thể kích thích và phát triển tư duy sáng tạo cho bé ngay từ nhỏ bằng những phương pháp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Tự do sáng tạo là gì?

Tự do sáng tạo được hiểu là khả năng nhìn nhận, tìm ra phương thức, cách giải quyết mới ở một lĩnh vực nào đó. Mục đích của việc tư duy này là nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực.

Đối với trẻ, tự do sáng tạo có thể là những câu chuyện trẻ tự nghĩa ra, những cử chỉ mô phỏng theo những gì mà trẻ thấy… Tự do sáng tạo ở trẻ là những suy nghĩ bay bổng, hồn nhiên, xuất phát từ cảm xúc hồn nhiên, khả năng liên tưởng độc đáo của trẻ.

Tầm quan trọng của tư duy sáng tạo với trẻ em

Ở trường học, ngoài kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn chú trọng hướng dẫn trẻ các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội và khả năng tự do sáng tạo. Xét cho cùng, sáng tạo cho phép một người linh hoạt hơn và trở thành người giải quyết vấn đề tốt hơn, điều này khiến họ có khả năng thích ứng với những tiến bộ trong công nghệ và tận dụng tối đa các cơ hội mới. Vì vậy, sẽ là rất quan trọng nếu phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển sự sáng tạo ngay từ khi còn nhỏ. Mỗi trẻ đều có khả năng tư duy và thế mạnh riêng, và trẻ cần nhận được những sự quan tâm, hướng dẫn của cha mẹ để có thể phát huy tối đa tư duy của mình. Bên cạnh đó, quý phụ huynh có thể tham khảo thêm cách phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thích nghi với môi trường sống hiệu quả cho trẻ.

8 cách giúp trẻ khơi dậy mong muốn tự do sáng tạo

Đọc sách cùng trẻ

Không chỉ đối với trẻ em, đọc sách là một thói quen tốt với cả người lớn. Sách giúp khơi dậy tư duy và trí tưởng tượng theo một cách mà phim ảnh không thể nào có được. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen với việc đọc sách bằng cách đọc sách hoặc truyện cho trẻ nghe hằng ngày. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy tưởng tượng và mở rộng thế giới quan của mình. Khi trẻ lần đầu tiếp xúc với việc đọc hoặc nghe cha mẹ đọc sách, cha mẹ nên bắt đầu với những loại sách ít chữ, có nhiều hình ảnh minh họa, mang tính hài hước và dễ thương để trẻ làm quen với mặt chữ và tư duy tưởng tượng.

Vẽ tranh cùng trẻ

Vẽ tranh là một cách vô cùng hiệu quả để trẻ thể hiện tự do sáng tạo của mình. Trí tưởng tượng và thế giới quan xung quanh trẻ sẽ được trẻ thể hiện trực tiếp thông qua các nét vẽ mà trẻ thực hiện. Cha mẹ hãy cung cấp các loại giấy bút mang nhiều màu sắc sinh động và giúp trẻ thể hiện kỹ năng quan sát của mình thông qua các bức tranh mà trẻ thực hiện.

Tạo hình bằng đất nặn

Cũng giống với vẽ tranh, trẻ có thể thể hiện sự quan sát của mình với các sự vật xung quanh thông qua hoạt động tạo hình bằng đất nặn. Nặn tạo hình bằng đất nặn giúp trẻ tăng tư duy tự do sáng tạo, khả năng quan sát và sự khéo léo của đôi tay. Tính chất đàn hồi và màu sắc đa dạng của đất nặn giúp trẻ tự do sáng tạo các sự vật theo trí tưởng tượng của mình.

Lắng nghe, trò chuyện cùng trẻ thường xuyên

Giống như người lớn, trẻ em cũng có những suy nghĩ và lập luận của riêng mình. Cha mẹ hãy thường xuyên lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ, đặt ra những câu hỏi liên quan đến các hoạt động thường ngày của trẻ, lắng nghe trẻ kể chuyện và hiểu cách trẻ đang cảm nhận về những câu chuyện xung quanh mình. Việc trò chuyện cùng trẻ thường xuyên cũng giúp trẻ có cơ hội đặt ra nhiều câu hỏi về thế giới xung quanh trẻ, cha mẹ giúp trẻ giải quyết những câu hỏi ấy sẽ giúp trẻ tăng tính tò mò, nâng cao khả năng tưởng tượng của mình.

Khen thưởng cho những sáng tạo của trẻ

Khi trẻ có những suy nghĩ, tưởng tượng khác biệt về thế giới quan xung quanh mình, dù suy nghĩ ấy có phi thực tế hay không, đừng ngại dành cho trẻ một lời khen, lời động viên. Tuy vậy, phụ huynh cũng nên lưu ý về vấn đề này. Việc khen thưởng có thể sẽ khuyến khích trẻ tiếp tục suy nghĩ và tự do sáng tạo của mình, nhưng cũng có thể giới hạn việc sáng tạo của trẻ bởi trẻ chỉ sáng tạo để muốn nhận được lời khen thưởng và động viên của cha mẹ mình.

Thường xuyên giúp trẻ hoạt động thể chất

Không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe, các hoạt động thể chất cũng có liên hệ mật thiết với tính tư duy sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.. Các môn thể thao không những cần sức khỏe và còn cần cả tư duy sáng tạo mới mẻ. Việc hoạt động thể chất cũng giúp trẻ có một tinh thần thoải mái, từ đó kích thích não bộ hoạt động mạnh mẽ hơn.

Cho trẻ tham quan, khám phá địa điểm mới

Để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với môi trường mới, được quan sát và cọ sát với sự vật xung quanh luôn là một điều tốt cho trẻ. Qua việc du lịch và tham quan nhiều nơi, trẻ được phát triển trí tưởng tượng qua những hình ảnh và màu sắc, được cảm nhận văn hóa, cách ứng xử, con người và xã hội ở một địa điểm mới. Mở rộng tầm nhìn của bản thân cũng là cách giúp trẻ phát triển tư duy và suy nghĩ của mình tốt hơn.

Khuyến khích các môn học nghệ thuật

Các môn học nghệ thuật là một phần quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo của mình. Ngoài việc học với chữ và các con số, các môn học nghệ thuật như mỹ thuật sáng tạo, đàn piano, cờ vua,… không chỉ giúp trẻ được thư giãn, giải trí, phát triển thể chất mà còn giúp rèn luyện tư duy, kỹ năng sống, phát triển tài năng của mình.

 

Phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ là một điều vô cùng quan trọng mà phụ huynh và nhà trường cần phải làm trong quá trình trẻ lớn lên. Trên đây là 8 cách giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo mà Chila Montessori muốn chia sẻ đến quý phụ huynh. Hy vọng những phương pháp trên sẽ giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc giúp đỡ con em mình!

 

𝐂𝐇𝐈𝐋𝐀 𝐌𝐎𝐍𝐓𝐄𝐒𝐒𝐎𝐑𝐈 - DỊCH VỤ TRÔNG DẠY TRẺ TẬN NHÀ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 

☎️ Hotline: 028 73 028 299 - 0828 759 859

📥 Zalo Official: https://zalo.me/507992405211685589 

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

🇫 🇧 Facebook: https://www.facebook.com/chila.montessori

 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng