Các thời kỳ mẫn cảm của em bé

Các thời kỳ mẫn cảm trong quá trình phát triển của em bé là những giai đoạn quan trọng và đáng chú ý. Việc theo dõi và nhận biết các dấu hiệu phát triển sẽ giúp cha mẹ và người chăm sóc có thể tạo ra môi trường tốt nhất để em bé phát triển toàn diện.

 

Một thời kỳ mẫn cảm là một khoảng thời gian khi em bé bộc lộ niềm hứng thú và bị thu hút không cưỡng lại được vào điều gì đó. Nó có thể là một hành động/ kĩ năng hoặc một khía cạnh đặc biệt của môi trường. Chúng ta thường nhận ra em bé đang trong một thời kỳ mẫn cảm vì em thể hiện một hứng thú mạnh mẽ lặp đi lặp lại trong lĩnh vực đó. Các thời kỳ mẫn cảm giống như những ánh đèn sân khấu hướng tâm trí thấm hút của em bé vào những khía cạnh nhất định trong môi trường xung quanh em.

Có thời kỳ mẫn cảm dành cho vận động, từ lật đến bò và đi. Cũng có thời kỳ mẫn cảm cho ngôn ngữ, tập thức ăn thô, và đồ vật nhỏ. Mỗi thời kỳ mẫn cảm này cho phép em bé học được những kĩ năng mới và trở nên tự lập hơn. 

Một vài thời kỳ mẫn cảm ở tuổi ấu nhi

Trật tự: Em bé đang trong thời kỳ mẫn cảm về trật tự. Em có vẻ khao khát trật tự theo những cách cả hữu hình và vô hình. Một em bé vốn luôn được đặt ở phía bên trái giường có lẽ sẽ nhận ra và phản ứng tiêu cực khi bị đặt ở phía bên phải. Chúng ta có thể giúp em bé bằng cách chuẩn bị một môi trường có trật tự nơi mọi thứ đều có vị trí của nó. Chúng ta cố gắng giữ sự nhất quán nhiều nhất có thể trong các quy trình và công việc hằng ngày khi chăm sóc em bé. Cũng như việc giúp em bé định hướng, chúng ta cung cấp địa danh hay điểm tham chiếu để giúp em thấm hút sự trật tự. Những điểm tham chiếu này có thể là qua thính giác (một âm thanh hay bài hát) hoặc thậm chí là qua khứu giác (một mùi hương để báo cho em bé biết đã đến giờ ngủ hoặc một mùi khác để báo hiệu giờ ăn).

Vận động: Ngay từ khi chào đời, em bé đã ở trong thời kỳ mẫn cảm về vận động. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, em trải qua và làm chủ được nhiều giai đoạn của vận động. Em học cách với, nắm, lật, bò, ngồi, đứng, và đi, cùng rất nhiều giai đoạn ở giữa những kỹ năng này. Để tiến triển qua mỗi giai đoạn vận động đòi hỏi trẻ luyện tập rất nhiều. Chúng ta có thể giúp em bé tối ưu thời kì này bằng cách chuẩn bị một môi trường an toàn, nơi em có thể vận động cũng như cho em thời gian và cơ hội để làm điều ấy.

Ngôn ngữ: Đây là một thời kỳ mẫn cảm khác hiện hữu ngay từ khi chào đời. Nó có sự liên kết với thiên hướng muốn giao tiếp của con người. Bởi vì chúng ta có nhu cầu giao tiếp, ngay từ khi sinh ra, ánh đèn sân khấu đã chiếu vào vùng ngôn ngữ để em bé có thể đạt được những kĩ năng cần cho việc giao tiếp. Nếu chúng ta quan sát một em bé dù chỉ 3 tháng, khi một người lớn nói chuyện với em, chúng ta sẽ thấy em tập trung vào âm thanh và theo dõi cử động môi của người lớn. Em bé nỗ lực để tự tạo ra âm thanh của mình và cấu thành ngôn ngữ. Hầu hết điều này không được nhìn thấy vào thời gian đầu, nhưng nó vẫn đang diễn ra.

Chúng ta có thể hỗ trợ bằng việc nói chuyện với em bé ngay từ thời gian đầu tiên và sử dụng một ngôn ngữ phong phú, đẹp đẽ. Chúng ta không cần phải đơn giản hóa các câu hoặc sử dụng những từ không có thực. Thay vì thế, chúng ta sử dụng những từ đẹp đẽ nhất có thể, gọi tên những đồ vật mà em bé bắt gặp, nói với em bé về những gì đang diễn ra xung quanh em, cũng như lắng nghe và công nhận khi em giao tiếp bằng âm thanh và những tiếng bập bẹ. 

Ngay từ thời gian đầu đời của em bé, chúng ta đã có thể thiết lập thói quen đàm thoại với em. Khi chúng ta bế em lên vào buổi sáng chúng ta có thể nói: “Chào buổi sáng, con yêu! Con ngủ có ngon không?” Hãy chờ đợi một sự phản hồi. Nó có thể là một nụ cười hoặc một cử động nho nhỏ, và bạn có thể trả lời tương ứng: “Con ngủ ngon à. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi bộ ra công viên nhé, nhưng trước hết, chúng ta cùng thay tã cho con nào. Mẹ có thể bế con lên không?”

Ăn thô: Điều này bao gồm việc làm quen với thức ăn thô và tìm hiểu về cơ thể của em bé. Có một khoảng thời gian em bé sẽ bắt đầu tỏ ra hứng thú với thức ăn, cố với tới thức ăn và nhỏ dãi theo đúng nghĩa đen. Điều này thường xảy ra quanh khoảng thời gian khi răng em bé bắt đầu mọc. Đây cũng là thời gian lý tưởng để nhẹ nhàng bắt đầu quá trình giới thiệu đồ ăn thô.

Tiếp nhận hình ảnh và đồ vật nhỏ: Trong giai đoạn từ khi chào đời đến tuổi lên 3, trẻ có vẻ rất hứng thú với những chi tiết và đồ vật nhỏ. Trẻ thích thú nhìn vào những hình ảnh quanh mình và sẽ nhìn chằm chằm trong khoảng thời gian dài. Chúng ta có thể cung cấp cho em bé hình ảnh vừa tầm cao và cho em thời gian để thưởng thức. Khi nhận thấy em bé đang nhìn chăm chú vào cái gì đó, nếu chúng ta đang bế em và di chuyển, hãy dừng lại, cho em thời gian để tiếp nhận. Chúng ta sẽ nhận ra khi nào em bé hết hứng thú. Hãy đi chậm và cứ cho em nhìn. Khi em bé lớn hơn, có thể em còn thích nhìn vào những quyển sách hình với nhiều chi tiết phong phú.

𝐂𝐇𝐈𝐋𝐀 𝐌𝐎𝐍𝐓𝐄𝐒𝐒𝐎𝐑𝐈 - DỊCH VỤ TRÔNG DẠY TRẺ TẬN NHÀ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 

☎️ Hotline: 028 73 028 299 - 0828 759 859

📥 Zalo Official: https://zalo.me/507992405211685589

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

🌐 Website: https://chila.edu.vn

 facebook-white sharing button Facebook: https://www.facebook.com/chila.montessori 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng