Mô tả dịch vụ Giáo viên mầm non tại nhà

Giáo viên mầm non tại nhà là một nghề đặc thù, thường xuyên phải tiếp xúc với trẻ nhỏ ở chính ngôi nhà của gia đình. Chính vì vậy mà họ không những phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải là một người yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cao. Trẻ từ 2 – 6 tuổi là giai đoạn hình thức nhận thức, tư duy nên chính vì vậy vai trò định hướng và giảng dạy của giáo viên mầm non rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về công việc của giáo viên mầm non hiện nay, hãy cùng với Chila Montessori đi tìm hiểu kỹ hơn mô tả dịch vụ giáo viên mầm non tại nhà nhé!

1. Chịu trách nhiệm nhận trẻ, đón trẻ vào làm và trả trẻ cho cha mẹ

Chịu trách nhiệm nhận trẻ, đón trẻ vào làm và trả trẻ cho cha mẹ

Giáo viên mầm non là người chịu trách nhiệm với việc nhận trẻ từ tay bố mẹ với buổi sáng, đảm bảo nhận trẻ an toàn, nhận thông tin về tình trạng sức khỏe của bé nếu có bé bị bệnh và thuốc uống trong ngày cho bé từ bố mẹ.

Kết thúc buổi học, giáo viên mầm non có trách nhiệm ở lại đến khi giao trẻ an toàn tận tay cha mẹ. Đây là công việc hàng ngày mà giáo viên mầm non vẫn thường thực hiện và phải hoàn thành công việc này rất quan trọng, đảm bảo an toàn cho bé.

2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy

Tiến hành xây dựng giáo án đặc biệt dành riêng cho đặc thù phát triển toàn diện của một bé sao cho các buổi dạy phù hợp với chương trình của Chila Montessori và tiêu chuẩn đạt ra từ Bộ giáo dục và đào tạo. Mỗi bài giảng cần có sự linh hoạt, kết hợp với thực tế và nhiều hoạt động vui chơi để tăng tính thú vị và hấp dẫn cho riêng trẻ, giúp trẻ tập trung và nhớ bài lâu hơn.

Tiến hành thực hiện kế hoạch giảng dạy theo giáo án đã xây dựng, đảm bảo cung cấp các kiến thức vừa chơi và học cho bé và mang đến cho trẻ những kiến thức kỹ năng sống cần thiết với lứa tuổi của trẻ hiện nay.

Để triển khai thực hiện việc giảng dạy thì giáo viên mầm non phải biết cách sắp xếp, quản lý không gian học, biết cách tập trung học sinh và có nghiệp vụ về mầm non để thực hiện công việc được hiệu quả nhất.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy

3. Chăm sóc và dạy trẻ theo tiêu chuẩn

Chăm sóc trẻ trong thời gian trẻ ở gia đình từ việc chăm sóc bữa ăn đúng giờ và phải đảm bảo chất dinh dưỡng giúp trẻ đủ chất phát triển cả tư duy và thể chất. Triển khai việc ngủ trưa của trẻ đúng giờ, sắp xếp chỗ để trẻ ngủ thoải mái và có giấc ngủ an toàn.

Dạy học theo tiêu chuẩn chương trình giảng dạy của Chila Montessori tại nhà và mục tiêu phát triển của gia đình. Dạy gì, dạy như thế nào với lứa tuổi trẻ nhỏ rất quan trọng bởi giai đoạn trẻ từ 2 tuổi – 6 tuổi bắt đầu phát triển về tư duy, về nhận thức, cần phải có bài giảng đạt chuẩn và đúng với quy chuẩn đạo đức để hướng trẻ có suy nghĩ tích cực và nhận thức đúng đắn với mọi vật, sự việc xung quanh cuộc sống của mình.

Khuyến khích trẻ tương tác và trò chuyện với thành viên trong gia đình, bạn bè trong khu hoạt động ngoài trời để phát triển kỹ năng mềm, hòa thuận trong tập thể. Bên cạnh đó giáo viên mầm non cũng phải quan sát từng trẻ để hỗ trợ các em cải thiện được năng lực hành vi xã hội, phát triển khả năng về nghệ thuật của trẻ qua hoạt động hát, nhảy múa, vẽ tranh, kể chuyện,…​​​​​​​

4. Tham gia xây dựng và kiểm soát chương trình về chất lượng dạy cho trẻ

Tham gia xây dựng và kiểm soát chương trình về chất lượng dạy cho trẻ

Giáo viên mầm non nằm trong hệ thống giáo viên của Chila Montessori hoặc cô giáo mầm non bất kỳ đang làm việc tại các trường, học viên mầm non từ công lập đến quốc tế, điều này đồng nghĩa với việc giáo viên mầm non phải tham gia vào việc xây dựng bài giảng, trình trình dạy cho trẻ nhỏ chất lượng và đảm bảo cung cấp kiến thức vừa chơi vừa học cho trẻ hiệu quả.

Tiến hành kiểm soát chương trình giảng dạy tại gia đình để đảm bảo thực hiện đúng với quy định và đảm bảo hệ thống kiến thức cho trẻ là đúng tiêu chuẩn, chất lượng và đúng với quy định của Bộ giáo dục hiện nay với lứa tuổi trẻ dự bị mẫu giáo, mẫu giáo.​​​​​​​

5. Giữ liên lạc với cha mẹ

Giáo viên mầm non là người được cha mẹ tin tưởng và gửi gắm con nhỏ cho họ, chính vì vậy ngoài trách nhiệm chăm sóc, giảng dạy và đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở gia đình nhưng vắng mặt cha mẹ hoặc người giám hộ thì giáo viên mầm non còn có trách nhiệm giữ liên lạc với cha mẹ, thông báo đến cha mẹ những vấn đề cần thiết về trẻ để gia đình nắm được thông tin về con của mình, cho dù khu vực tác nghiệp có trang bị thiết bị nghe nhìn hay không.

Thông báo cho cha mẹ các vấn đề cần thiết để cha mẹ nắm bắt kịp thời về tình hình của con cái mình khi tiếp thu giáo án mầm non.​​​​​​​

6. Thực hiện một số công việc khác

Thực hiện một số công việc khác

Ngoài những công việc trên thì giáo viên mầm non còn thực hiện một số công việc khác như:

  • Giải quyết và phân định đúng sai cho trẻ trong trường hợp trẻ tranh luận để từ đó trẻ hình thành được nhận thức như thế nào là đúng, như thế nào là sai và biết cách hòa thuận.
  • Hợp tác với các đồng nghiệp, thành viên khác của gia đình để cùng quản lý trẻ tốt nhất theo chương trình giảng dạy đã công bố.
  • Tiến hành dọn dẹp và sắp xếp đồ chơi của trẻ nhỏ gọn gàng ngăn nắp, duy trì khuôn viên học tập sạch sẽ và đảm bảo đạt tiêu chuẩn về vệ sinh y tế giúp sức khỏe trẻ tại môi trường gia đình được đảm bảo an toàn.

Đã thêm vào giỏ hàng