Những gì chúng ta cần biết về em bé...

Con trẻ là kho báu của cuộc sống, và để chăm sóc và nuôi dưỡng kho báu này. Những thiên thần nhỏ bé đáng yêu, mang trong mình những bí mật đầy kỳ diệu. Cùng khám phá và chia sẻ những điều cần biết về em bé.

Ở những thế hệ trước, hầu hết mọi người lớn lên với rất nhiều em bé xung quanh. Chúng ta ở chung nhà với cha mẹ và ông bà, và anh chị em họ, cháu gái, cháu trai sẽ đến chơi với nhau, trẻ lớn hơn sẽ chăm sóc cho những em bé trong gia đình họ hàng.

Simone là con út trong gia đình cô. Em bé đầu tiên mà cô dành cho rất nhiều thời gian, ngoài những lúc làm nghề trông trẻ, là con trai cô.

Cô có đọc vài quyển sách, tham gia một số lớp yoga bầu và sinh nở, nhưng cô vẫn cảm thấy thiếu sự chuẩn bị trầm trọng đối với việc chăm sóc con trai mình. Chỉ toàn là thử và sai. Việc cho con ngủ đã không dễ dàng gì (bao gồm sự phối hợp phức tạp của việc đung đưa và hát ru), nhưng may là việc ăn lại suôn sẻ. Simone tự hào về bản thân trong việc mang con đi cùng bất cứ nơi đâu, thậm chí ngay từ những ngày đầu tiên. Cô sẽ nấu ăn trong khi con ngủ và chơi với con không ngừng khi con thức. Cô không muốn con khóc, nên nếu không thể làm gì để con nín, cô sẽ lại cho con ăn.

Nhìn lại, cô hiểu rằng cô đã tự vẽ ra quá nhiều việc thừa cho bản thân. Khi ấy cô vẫn chưa được học cách quan sát nhịp điệu tự nhiên của con trai mình, để con tự khám phá, và tin tưởng rằng con không cần một người lớn để lúc nào cũng mua vui cho con.

Đây là những gì cô ước rằng giá như mình biết trước.

Em bé đang thấm hút mọi thứ. Em bé đang thể hiện cái mà Bs. Montessori nhận định là tâm trí thấm hút. Em bé mới sinh có thể không tập trung được ở khoảng cách quá 30cm phía trước mặt mình, những cũng đang tiếp nhận nhiều thông tin thị giác nhất mà em có thể. Em bé cũng thấm hút những mùi hương, không gian xung quanh (ví dụ, sáng/ tối, lộn xộn/ bình yên, ấm/ lạnh) và cảm nhận sự động chạm trên cơ thể mình. Em bé nghe thấy âm thanh của cuộc sống thường ngày, giọng nói của chúng ta, âm nhạc và những khoảnh khắc lặng yên. Em bé nếm vị của ngón tay mình, của sữa, và bất cứ thứ gì cho vào miệng.

Chúng ta có thể nói chuyện với em bé. Ở đây ý chúng tôi không phải là việc chỉ nói với em bé. Ý chúng tôi là nói chuyện cùng em bé và chờ sự phản hồi của em - thậm chí là với em bé sơ sinh. Cuộc trò chuyện không cần phải bằng lời. Chúng ta có thể đặt con mình nằm trên cánh tay, đầu con được bàn tay chúng ta đỡ, mặt đối mặt. Chúng ta có thể thè lưỡi của mình. Chờ. Quan sát. Con cố gắng mở miệng. Lưỡi con thè ra. Chúng ta phản hồi bằng việc cũng thè lưỡi. Và cứ thế tiếp tục.

Em bé cần thời gian để di chuyển và khám phá. Một em bé mới sinh cần thời gian nằm trên một tấm lót nhỏ trải trên mặt đất và căng duỗi toàn bộ cơ thể của em. Kể cả khi em bé mới sinh lớn hơn một chút cũng có thể nằm trên tấm trải, với một cái gương bên cạnh, khi em bắt đầu nhìn thấy mình di chuyển các chi và tương tác với thế giới xung quanh như thế nào, và chú ý tới cách mà mọi thứ phản ứng lại với nỗ lực của em bé bằng cách giúp em ít nhất có thể chỉ vừa đủ mức cần thiết.

Em bé cần được đối xử một cách nhẹ nhàng, nhưng em không hề yếu đuối. Chúng ta cần phải nhạy cảm với sự chuyển giao từ tử cung ra thế giới bên ngoài (một giai đoạn của sự cộng sinh) và chăm sóc em nhẹ nhàng với những động chạm thật tôn trọng. Song song với việc đó, chúng ta không cần quấn em lại và nâng niu em quá. Chúng ta có thể để bàn tay, bàn chân và đầu em được hở ra (nếu nhà đủ ấm), để em được vận động tự do. Cổ và đầu của em trở nên khỏe hơn trong những tuần đầu tiên và sẽ không cần hỗ trợ thêm sau một thời gian quá dài như vậy.

Em bé đang xây dựng lòng tin vào môi trường của mình, người chăm sóc cho em và bản thân em. Trong 9 tháng đầu tiên sau khi chào đời - đôi khi được gọi là thai nghén ngoài dạ con hay “sau thai kỳ” - em bé vẫn đang thích nghi với việc sống trong môi trường mới của mình. Em đang cố gắng xây dựng sự tin tưởng vào môi trường của mình, vào bản thân và học cách trông cậy vào cha mẹ mình (hay bất cứ người chăm sóc nào khác).

Trong năm đầu tiên, em bé đi từ lệ thuộc, đến làm cùng, rồi đến tự lập. Khi chào đời, em bé trông cậy vào người lớn để có thức ăn, chỗ trú ở, quần áo, tã và để di chuyển em từ nới này sang nơi khác (sự lệ thuộc). Khi em bé lớn lên, chúng ta mười em bé tham gia vào quá trình đó - bảo con giơ tay lên khi mặc quần áo, giải thích những gì chúng ta đang làm khi chuẩn bị bữa ăn, cho con thời gian để sờ chạm và khám phá những thứ xung quanh (sự hợp tác). Trước thời điểm kết thúc năm đầu tiên, em bé đang tiến lên dần đến sự tự tập - đôi khi là những bước đi thực sự cũng như tự mình chọn một món đồ chơi và bật nó lên, gọi hoặc ra hiệu để diễn đạt bản thân, tự đưa thức ăn tới miệng để ăn, tự tin vào chỗ đứng của mình trong thế giới này (sự tự lập).

Em bé phát triển tốt nếu cảm nhận được sự gắn bó an toàn. Khi chúng ta đặt một sự gắn bó an toàn và chắc chắn làm nền móng, em bé cảm thấy đủ an toàn để khám phá, để tiến tới sự tự lập theo thời gian. Em học cách trông cậy vào chúng ta, tin tưởng chúng ta, rằng chúng ta sẽ phản hồi với em và giúp đỡ hoặc hỗ trợ bất cứ điều gì (nếu cần). “Gắn bó an toàn” trong lý thuyết gắn bó là khi những nhu cầu về sự gần gũi và thức ăn được đáp ứng nhất quán với một em bé. Sự gắn bó tạo ra mối liên kết sâu sắc về cảm xúc giữa em bé và người chăm sóc chính, một sự gắn kết bền chặt theo thời gian.

Em bé sẽ khóc để truyền đạt nhu cầu của mình. Một số người có khả năng phân biệt lý do em bé khóc. Đôi khi tất cả tiếng khóc đều nghe giống nhau. Chúng ta có thể trở thành một thám tử. Chúng ta hỏi em: “Con đang muốn nói với mẹ điều gì?” trong khi quan sát em. Chúng ta phản hồi, thay vì phản ứng. Chúng ta không chỉ đơn giản là bế em lên và bắt đầu rung lắc để em ngừng khóc.

Bởi vì trước tiên, chúng ta xem em bé đang muốn nói với chúng ta điều gì.

Em bé không cần nhiều thứ đến vậy. Nguyên lý ít hơn là nhiều hơn đúng với trường hợp của em bé. Những cánh tay yêu thương, một nơi để căng giãn, đủ dinh dưỡng vào bụng, và một ngôi nhà ấm cúng để khám phá. Đó là những gì mà em bé cần. Montessori ít nghiêng về vật chất mà nghiêng nhiều hơn về việc nhìn em bé, chấp nhận chính con người của em, xem chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu của em như thế nào, và hỗ trợ em đến với sự tự lập, một điều sẽ tiếp diễn xuyên suốt tuổi chập chững, tuổi ấu thơ và tuổi thanh thiếu niên.

Em bé biết nhiều điều mà chúng ta không biết. Khi chúng ta nhìn vào mắt của em bé, có rất nhiều bí ẩn đang chờ được khám phá. Em bé đang nói với chúng ta: “Nếu mẹ muốn tìm hiểu về con, hãy quan sát con”. Quan sát trở thành một hình thái của sự tôn trọng - chúng ta quan sát con mình trước khi phản hồi và học cách hiểu con rõ hơn.

 

𝐂𝐇𝐈𝐋𝐀 𝐌𝐎𝐍𝐓𝐄𝐒𝐒𝐎𝐑𝐈 - DỊCH VỤ TRÔNG DẠY TRẺ TẬN NHÀ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 

☎️ Hotline: 028 73 028 299 - 0828 759 859

📥 Zalo Official: https://zalo.me/507992405211685589 

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

🇫 🇧 Facebook: https://www.facebook.com/chila.montessori


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng