5 cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời vô cùng hiệu quả

 

Bước sang tuổi lên 3, trẻ thường tò mò về thế giới xung quanh và có xu hướng thích làm theo ý mình. Thậm chí, nhiều lúc bé phớt lờ trước những lời dạy bảo và tỏ ra bướng bỉnh không nghe lời bố mẹ. Vậy, cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời hiệu quả là gì? 

 

Theo các chuyên gia nhi khoa, khi bước sang tuổi thứ 3, não bộ và hệ thần kinh của bé đã được hoàn thiện khoảng 80%. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng tư duy và suy nghĩ của bé cũng có một bước ngoặt mới. Lúc này, các bé có sự nhận thức rõ ràng hơn đối với các sự việc xung quanh. Cụ thể là bé sẽ phản ứng thích hay không thích đối với một điều gì đó, từ đó dẫn đến những biểu hiện của sự khó bảo, bướng bỉnh và nhõng nhẽo ở trẻ. 

Một số biểu hiện thường thấy ở bé 3 tuổi có thể kể đến như:

  • Thích làm theo ý của mình

  • Có tính chiếm hữu cao

  • Thích hỏi những câu hỏi “vì sao” về những sự vật xung quanh

  • Bướng bỉnh, không vâng lời.

Tuy nhiên, các bố mẹ có con 3 tuổi đừng quá lo lắng hay bực bội, bởi việc bé trở nên lì lợm, không nghe lời ở giai đoạn này là vô cùng bình thường. Để cùng bé vượt qua cột mốc “khủng hoảng tuổi lên 3” nhẹ nhàng và hiệu quả, bố mẹ không nên quá chiều chuộng theo mọi sở thích của bé, nhưng cũng không nên la mắng hay đánh bé. Thay vào đó, cách dạy trẻ 3 tuổi hay cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trong trường hợp này là bố mẹ hãy uốn nắn bé từng chút một để bé nhận thức được điều gì là đúng, điều gì là sai. Từ đó, bé có thể hình thành được tư duy và tính cách tốt hơn trong tương lai. 

1. Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Bố mẹ là những người thầy đầu tiên dạy bé sử dụng ngôn ngữ. Bé cũng thường có xu hướng quan sát, lắng nghe và học theo những điều bố mẹ làm. Vì vậy, việc bố mẹ sử dụng ngôn ngữ tích cực để làm gương là cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời và cũng là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh khá hiệu quả. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp con phát triển tốt hơn và tránh tâm lý nhút nhát, xấu hổ ngay từ nhỏ. 

Ngược lại, nếu thường xuyên bị tác động tiêu cực như: phê bình, chỉ trích, dọa dẫm… trẻ sẽ dễ tự ti, mặc cảm, bướng bỉnh, sống khép kín và ngại giao tiếp. Cụ thể, thay vì phê bình bé rằng: “Sao con lười biếng quá vậy!”, bố mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ tích cực hơn để động viên con như: “Con nên chăm chỉ hơn một chút, bố mẹ tin rằng con sẽ tiến bộ nhanh hơn!”. 

2. Kết nối cùng con

Mỗi ngày, bố mẹ nên cố gắng dành thời gian cùng con trò chuyện, nói lời yêu thương để có thể lắng nghe những chuyện nhỏ nhặt, những khúc mắc hay những điều con hy vọng. Việc này không chỉ giúp bố mẹ hiểu con hơn, mà còn làm cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm, gắn kết và tình yêu thương từ bố mẹ.

Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng nên cùng con chơi trò chơi, đọc sách hoặc xem phim. Bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bố mẹ chơi với con sẽ thúc đẩy sự phát triển trí não của bé tốt hơn. 

3. Tuân thủ nguyên tắc đã đặt ra

Bố mẹ có thể đặt ra những quy tắc đơn giản, dễ hiểu để áp dụng trong gia đình. Những quy tắc này không phải chỉ dành cho bé, mà còn cho cả bố mẹ. Khi bàn bạc để thống nhất một quy tắc nào đó, hãy cho bé cùng tham gia đóng góp ý kiến để con cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm với quyết định đưa ra của mình. Đặc biệt, bố mẹ không nên cưỡng ép trẻ một cách vô lý để tránh việc trẻ có xu hướng nổi loạn và không chịu nghe lời. 

4. Trở thành tấm gương tốt cho con

Cách tuyệt vời nhất để dạy trẻ biết nghe lời không phải đến từ lời nói, mà chính là ở hành động của bố mẹ. Bởi, bố mẹ là người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất từ khi con lọt lòng. Các hành vi, cử chỉ, thói quen… của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến một phần tính cách của trẻ. 

Bố mẹ có biết rằng một cách vô thức trẻ sẽ học tập và làm theo những gì trẻ quan sát được. Chính vì điều này, bố mẹ sẽ phải luôn có những hành vi, cư xử chừng mực đối với tất cả mọi người xung quanh.

5. Khuyến khích con đưa ra lựa chọn

Trẻ thường có xu hướng bướng bỉnh, chống đối khi bị bắt buộc phải làm theo những đề nghị, yêu cầu cứng nhắc của người lớn. Thay vào đó, trẻ sẽ thích thú hơn khi được tự mình lựa chọn và có cảm giác tự chủ. 

Bố mẹ hãy khéo léo khuyến khích trẻ tự đưa ra sự lựa chọn với một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Giới hạn các lựa chọn: Nếu trẻ không thể chọn được cuốn sách mà trẻ muốn nghe bạn đọc vào tối nay trước khi đi ngủ, hãy chỉ đưa ra 2 sự lựa chọn và trẻ chỉ cần chọn 1 trong 2. 

  • Để trẻ tự lựa chọn cho một hoạt động trẻ không thích: Nếu trẻ không mấy hứng thú với hoạt động đánh răng vào buổi tối, đừng hỏi rằng trẻ có muốn đánh răng hay không. Thay vào đó, bạn hãy hỏi liệu trẻ muốn sử dụng kem đánh răng vị dâu hay vị cam hoặc con muốn đánh răng cùng ba hay mẹ vào tối nay.

  • Cho trẻ có nhiều cơ hội được lựa chọn: Hãy để trẻ được tự mình lựa chọn bộ quần áo trẻ muốn mặc, màu sắc trẻ muốn tô, món đồ chơi trẻ muốn mang theo qua nhà bà ngoại hay khi đi chơi… Khi trẻ đã có thể tự đưa ra được những lựa chọn cho chính mình, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ có những lựa chọn cho cả mọi người bằng những câu hỏi như: “Tối nay chúng ta nên ăn gà hay ăn cá nhỉ?”

Tuy nhiên, mỗi bé có một tính cách khác nhau nên bố mẹ hãy linh hoạt trong việc lựa chọn và điều chỉnh các cách trên để việc dạy bé trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nhé. Và đừng quên luyện tập áp dụng thường xuyên để những cách này sớm trở thành thói quen và đồng hành cùng bố mẹ trong suốt hành trình nuôi con. Chúc bố mẹ thành công!

𝐂𝐇𝐈𝐋𝐀 𝐌𝐎𝐍𝐓𝐄𝐒𝐒𝐎𝐑𝐈 - DỊCH VỤ TRÔNG DẠY TRẺ TẬN NHÀ THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC 

☎️ Hotline: 028 73 028 299 - 0828 759 859

📥 Zalo Official: https://zalo.me/507992405211685589

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

🌐 Website: https://chila.edu.vn

 facebook-white sharing button Facebook: https://www.facebook.com/chila.montessori 


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng