Đối mặt với thất bại tìm việc thế nào?

Trên hành trình tìm việc làm, bạn sẽ khó tránh khỏi những thất bại. Bạn cảm thấy thất vọng; lo sợ rằng mình vẫn nhận lời từ chối từ nhà tuyển dụng vào lần phỏng vấn sau.

Thế nhưng, bạn có biết chuyện gì thật sự xảy ra khi bạn trải nghiệm tất cả những cảm xúc này?

Dựa vào biểu đồ bánh xe cảm xúc của nhà tâm lý học người Mỹ Robert Plutchik; vào thời điểm bạn nhận thông báo từ chối từ nhà tuyển dụng; cảm xúc của bạn sẽ bao gồm ngạc nhiên và buồn bã, từ đó dẫn tới sự phản đối. Trên thực tế, chúng ta đang phản đối với chính bản thân rằng chúng ta không có năng lực phù hợp.

Mô hình bánh xe cảm xúc

Để vượt qua những cảm xúc này và tiếp tục theo đuổi đam mê nghề nghiệp, bạn chỉ cần những hành động nhỏ nhưng mang lại tác động lớn. Hãy đến với chuyên mục tiếp theo để tìm hiểu thêm nhé!

Thêm tự tin từ những nỗ lực nhỏ

Bạn có biết: vòng tuyển chọn hồ sơ cũng có không ít thử thách với Google của thế giới tuyển dụng? Một bản hồ sơ xin việc đưa bạn đến vòng phỏng vấn; chính là thành quả khi bạn có đầu tư thời gian nghiên cứu và viết hồ sơ đúng với chuyên môn.

Khi bạn chuyển sự tập trung của mình từ nỗi thất bại qua những điều tích cực; trân trọng nỗ lực của bản thân; bạn sẽ thêm tự tin vào khả năng của mình.

Lắng nghe phản hồi từ nhà tuyển dụng

Chúng ta dễ có nhầm lẫn rằng lời từ chối cho thấy ta không có tiềm năng với công việc đó. Ồ không! Lời từ chối không hề khẳng định bạn không có tiềm năng!

Bạn có thể phạm phải lỗi sai về mặt chuyên môn trong cuộc trao đổi với nhà tuyển dụng. Làm thế nào để bạn xác nhận những lỗi sai đó? Điểm bắt đầu tốt nhất là hỏi nhà tuyển dụng phản hồi về quá trình bạn thực hiện buổi phỏng vấn.

Phản hồi từ nhà tuyển dụng sẽ đem lại cho bạn góc nhìn mới về cấp độ kỹ năng, giúp bạn rút ra bài học kinh nghiệm hữu ích; từ đó bạn sẽ có cách tự đánh giá hiệu quả hơn.

Tiếp nhận phản hồi một cách tích cực

Mẹo tiếp nhận phản hồi một cách tích cực: bạn chủ động lắng nghe tất cả các phản hồi; nhưng chỉ đón nhận những ý tưởng thực tế, thích hợp với khuyết điểm bạn cần khắc phục.

Hãy tận dụng cơ hội hỏi kỹ càng các chi tiết từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ có lượng thông tin quý giá để tạo nên bài học kinh nghiệm cho mình.

Và sau cùng…

Bạn cần giữ mạng lưới kết nối với nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng chỉ từ chối bạn cho một vị trí việc làm; không có nghĩa là trong tương lai bạn sẽ không có cơ hội làm việc cùng họ. Bạn có thể gặp lại họ với vai trò đối tác, khách hàng hoặc thậm chí là đồng nghiệp.

Tự đánh giá quá trình phỏng vấn của bạn

Để giúp việc tự đánh giá quá trình phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn; bạn nên cân nhắc hai khía cạnh: nội dung của buổi phỏng vấn và kỹ năng của bạn.

Bạn đã có sai sót nào trong quá trình chuẩn bị không? Chẳng hạn như thông tin bạn sử dụng có xác thực không; hoặc là bạn đã quá tập trung vào những vấn đề phức tạp mà quên mất những câu hỏi phỏng vấn cơ bản?

Biến nỗi thất bại trở thành động lực cho bạn

Bạn đã có bài học kinh nghiệm từ quá trình tự đánh giá; hãy kết hợp với tập trung phát triển điểm mạnh của bản thân; và biến điểm mạnh đó thành điểm nổi bật của bạn. Vì sao bạn cần điều này?

Mỗi vị trí việc làm đều thu hút số lượng đông đảo các ứng viên. Vì vậy, có khả năng cao nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn khi nhận thấy bạn có thế mạnh riêng biệt so với các ứng viên khác.

Đừng quên quản lý chi tiêu cá nhân

Nếu chưa tìm được việc, biết cách quản lý chi tiêu là một phương án giúp bạn không gặp hoang mang về tài chính. Lập bảng chi tiêu cá nhân bằng Excel là một cách thông minh đó, và bạn có thể bắt đầu ngay từ bây giờ!

Sau khi đã cải thiện kỹ năng từ bài học kinh nghiệm, hãy quay lại với hành trình theo đuổi đam mê nghề nghiệp nhé.


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng