Bố có thể làm gì cùng mẹ nuôi dạy con?

Là những bậc cha mẹ bận rộn, chúng ta luôn luôn được khuyên nên: cho con ăn nhiều rau hơn, hạn chế xem TV/điện thoại/Ipad, tăng các hoạt động ngoài trời… Ngoài ra thì dưới đây có lời khuyên nào hữu ích dành cho ông bố nhà mình không?

1. Tập thói quen đọc sách

Nhiều ông bố quan niệm rằng việc đọc sách với con chỉ là bài tập khi con bắt đầu đến tuổi đi học – và mẹ nên là người phụ trách hết các hoạt động liên quan đến đọc này.

Nhưng trên thực tế, nghiên cứu cho thấy việc đọc sách từ các ông bố cho trẻ nhỏ là những bước đi đầu tiên vô cùng quan trọng, gắn liền với kỹ năng đọc và viết ban đầu.

Những đứa trẻ được bố và mẹ đọc sách rất nhiều từ lúc sơ sinh thường có xu hướng quan tâm, thích thú đến sách hơn khi chúng lớn lên – Các con cũng có khuynh hướng cư xử và tập trung tốt hơn khi vào mẫu giáo, và thông minh hơn về toán.

Trẻ 5 tuổi có bố thường xuyên đọc sách cho, thường hay biết và sử dụng nhiều từ hơn; có thể hiểu, diễn đạt được sự việc và giải quyết vấn đề tốt hơn – và khi lên 10 tuổi, các con có những từ vựng rộng và phong phú hơn, có thêm nhiều kinh nghiệm tốt học được từ sách.

Có rất nhiều thư viện phong phú và đa dạng về các chủng loại sách, dành riêng cho từng lứa tuổi, việc cần làm bây giờ chỉ đơn giản là ngồi xuống và đọc sách cần con.

Tập thói quen đọc sách

2. Nói chuyện với con

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trò chuyện giữa bố và con so với trò chuyện giữa mẹ và con có ảnh hưởng khác nhau vvà độc lập đến khả năng xã hội của trẻ ở trường mầm non, và có thể khiến con ít gây hấn, hiếu chiến hơn.

Vì vậy, ngay cả khi bố dành ít thời gian với con hơn là mẹ, các cuộc trò chuyện của bố với con vẫn rất đặc biệt cần thiết và mang lại nhiều giá trị khác mà các cuộc trò chuyện với mẹ không có được.

Điều thú vị là, các ông bố thường có nhu cầu nói chuyện nhiều hơn với con, bố thường hỏi thêm nhiều câu hỏi và sử dụng những từ dài hơn – tất cả đều đem lại lợi ích cho con. Điều này có thể lý giải từ nguyên do là các ông bố thường ít nói chuyện với con hơn so với các bà mẹ, do thường xuyên làm việc nhiều hơn và có ít thời gian với con hơn. Vì thế bố thường có mong muốn nói chuyện với con nhiều hơn.

Nhưng bất kể bố dành bao nhiêu thời gian với con, ít hay nhiều, hãy tiếp tục nói – nó sẽ giúp con xây dựng kiến thức và sự hiểu biết cho riêng mình, học những từ mới và trở thành những người truyền đạt, giao tiếp tốt. Từ ngữ cũng là nguyên liệu cho tư duy, càng có vốn từ phong phú, khả năng tư duy của con cũng sẽ phát triển theo.

Một hệ quả vô cùng quan trọng khác là việc thường xuyên trò chuyện với con sẽ giúp con tăng khả năng diễn đạt, thiết lập mối dây liên kết với bố mẹ tốt hơn, có khả năng miêu tả và kể lại những việc đang xảy ra với các con, tâm trạng của con với ai hoặc với một việc gì,… Nó giúp bố mẹ định hướng cho con và phát hiện ra được những nguy cơ tiềm ẩn quanh con như khả năng bị lợi dụng, các cảm xúc tiêu cực đang ảnh hưởng đến con. Nếu con không có khả năng diễn đạt hoặc không hiểu mình đang phải trải qua những gì, thật là nguy hiểm khi con không thể chia sẻ được cùng với bố mẹ.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm các giai đoạn học nói của trẻ để những lần trò chuyện sẽ đạt hiệu quả hơn với con.

Nói chuyện với con

3. Đừng quên các chàng trai

Nhiều nghiên cứu cho thấy mặc dù bố mẹ thường dành thời gian để chơi với con trai và con gái, nhưng cả bố và mẹ đều có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ với các bé gái nhiều hơn.

Bố mẹ thường đưa những bé gái đến thư viện và đọc cho con nhiều hơn, so với các bé trai. Và các bé gái nhỏ cũng thường sở hữu sách nhiều hơn các bé trai.

Nếu những môi trường đọc sách ở trường mầm non, thư viện,… hay các cô giáo, thủ thư,… đều ưu tiên cho các bé gái, thì vai trò của bố trong các hoạt động ngôn ngữ càng quan trọng với các chàng trai nhỏ.

Đừng quên các chàng trai

4. Học cách trở thành những bậc bố mẹ đồng hành tốt

Bố mẹ nên là người đồng hành, phối hợp nhịp nhàng với nhau, cùng thiết lập các quy tắc với con và tuân thủ nhất quán, chia sẻ việc ra quyết định cùng con, chia sẻ các công việc và vai trò trách nhiệm với con, cũng như hỗ trợ nhau trong việc nuôi dạy con.

Tập quen với điều này sẽ mang đến cho cả bố mẹ và con nhiều lợi ích. Chia sẻ quyền ra quyết định với con (chứ không phải áp đặt, bắt buộc) được chứng minh là có liên quan trực tiếp đến các kỹ năng học tập và xã hội của trẻ, ngay từ giai đoạn rất sớm.

Học cách trở thành những bậc bố mẹ đồng hành tốt

5. Khuyến khích mạo hiểm, thử thách

Nếu như các bà mẹ có xu hướng lo lắng về sự an toàn và hạnh phúc của con mình, các ông bố lại có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích con trải nghiệm và chấp nhận rủi ro. Các ông bố thường sẽ có xu hướng khuyến khích con vượt qua những trở ngại, nói chuyện với người lạ và trải nghiệm những kinh nghệm mới có vẻ đáng sợ như học bơi. Bố có thể đứng đằng sau con làm vai trò ủng hộ, khuyến khích các con phải đối mặt với xã hội; trong khi đó, các bà mẹ thường thích xuất hiện trước mặt con, tìm cách thiết lập các liên kết nhẹ nhàng, tình cảm, trực quan với con.

5. Khuyến khích mạo hiểm, thử thách 1

Khuyến khích mạo hiểm, thử thách

6. Thiết lập kỷ luật

Mặc dù các bà mẹ có số lần áp dụng kỷ luật thường xuyên hơn, nhưng các ông bố lại có khả năng kỷ luật với một tinh thần vững chãi và chắc chắn hơn, bố nên phát huy khả năng này. Bố có khuynh hướng đối mặt trực tiếp với con để áp dụng kỷ luật, sẵn sàng “mạnh tay” như phạt nặng, nghiêm khắc la mắng để giúp con nhớ sâu bài học. Trong khi đó, các bà mẹ thường cố gắng giải thích với con dựa vào tình cảm giữa hai mẹ con để ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Mặc dù mẹ và bố có thể không cùng trên một “mặt trận”, nhưng các cách tiếp cận đa dạng này có thể rất hiệu quả trong kỷ luật đối với con.

Là một người bố, nếu bạn đang nghĩ rằng đầu tư thời gian trong công việc để tạo ra nhiều tiền bạc hơn thì bạn nên xem xét thêm việc đầu tư thời gian cho con. Kết quả của việc dành thời gian đồng hành cùng con có thể quan trọng hơn cả thu nhập hiện tại vì những lợi ích về giáo dục tốt này sẽ là lãi lớn cho tương lai của con!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng