Khi nào nên cho bé ngừng sử dụng núm ti giả?

Bạn đang xem bài viết Khi nào nên cho bé ngừng sử dụng núm ti giả? tại Chila.edu.vnbạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Núm ti giả giúp bé ngủ ngon hơn, giảm quấy khóc nhưng nếu lạm dụng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nên hãy cùng Chila.edu.vn tìm hiểu thời điểm nên cho bé ngừng sử dụng núm ti giả ở bài viết này nhé!

Tìm hiểu về ti giả

Núm ti giả là gì?

Núm ti giả là loại núm ti được chế tác từ các chất liệu an toàn, không chứa BPA hay các chất độc hại với sức khỏe của bé như: cao su, silicon,… Sản phẩm có thiết kế tay cầm đủ lớn với một núm vú và lá chắn miệng, giúp bé ngủ ngon, hạn chế quấy khóc hiệu quả nên được nhiều cha mẹ lựa chọn.

Khi nào nên cho bé ngừng sử dụng núm ti giả?

Ti giả làm từ chất liệu cao su, silicone an toàn và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện

Lợi ích khi cho bé sử dụng ti giả

  • Đem đến cho bé cảm giác như đang ngậm ti mẹ để dễ dàng đi vào giấc ngủ, hạn chế quấy khóc.
  • Làm giảm quá trình sưng đau khi bé mọc răng, kích thích phát triển khả năng nhai, từ đó giúp bé ăn uống dễ hơn.
  • Hạn chế tình trạng bé mút tay mất vệ sinh và làm ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng.
  • Đem đến cho bé cảm giác thư giãn và thoải mái, giúp mẹ thuận tiện chăm sóc bé.
Ti giả silicone cho trẻ 6 - 18 tháng tuổi Philips Avent SCF542/12 được thiết kế theo cấu trúc vòm miệng của bé, đem đến cho bé cảm giác như đang ngậm ti mẹ

Ti giả silicone cho trẻ 6 – 18 tháng tuổi Philips Avent SCF542/12 được thiết kế theo cấu trúc vòm miệng của bé, đem đến cho bé cảm giác như đang ngậm ti mẹ

Xem chi tiết: Ti giả là gì? Tác dụng của ti giả đối với bé?

Rủi ro khi cho bé ngậm ti giả

  • Bé dễ bị phụ thuộc vào núm ti giả và sẽ quấy khóc nếu không được ngậm ti.
  • Sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng của bé.
  • Làm giảm hứng thú của bé với việc núm ti mẹ, khiến quá trình cho con bú gặp gián đoạn, nếu mẹ cho con ngậm núm ti giả khi bị cảm lạnh có thể khiến bé bị khó thở và quấy khóc nhiều hơn.
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bé vô tình làm rơi núm ti giả xuống đất.
Bé dễ bị phụ thuộc vào núm ti giả và sẽ quấy khóc nếu không được ngậm ti

Bé dễ bị phụ thuộc vào núm ti giả và sẽ quấy khóc nếu không được ngậm ti

Khi nào nên cho bé ngậm núm ti giả?

Theo độ tuổi

Thời điểm vàng để cho bé ngậm núm ti giả là sau 6 tuầntuổi. Mẹ không nên cho bé sử dụng quá sớm để bé có thể làm quen với núm vú và gọi sữa mẹ về nhiều hơn.

Mặt khác, nếu bé không bú sữa mẹ hoàn toàn thì mẹ có thể cho bé sử dụng núm ti giả ngay lúc mới sinh để bé làm quen dễ dàng hơn.

Nên cho bé sử dụng núm ti giả sau 6 tuần tuổi để bé có thể làm quen với núm vú và gọi sữa mẹ về nhiều hơn

Nên cho bé sử dụng núm ti giả sau 6 tuần tuổi để bé có thể làm quen với núm vú và gọi sữa mẹ về nhiều hơn

Tần suất sử dụng

Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng ti giả khi không đói, đặc biệt là vào buổi trưa hay buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, mẹ nên dỗ dành khi bé khóc, không nên thỏa mãn bé bằng cách cho dùng ti giả ngay lập tức để bé không bị phụ thuộc.

Chỉ nên cho bé dùng ti giả khi không đói

Chỉ nên cho bé dùng ti giả khi không đói

Khi nào nên cho bé cai ti giả?

Thời gian cai ti giả cho bé

Ngay khi bé được hơn 12 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ngừng sử dụng ti giả để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của răng miệng.

Ngay khi bé được hơn 12 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ngừng sử dụng núm ti giả để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ

Ngay khi bé được hơn 12 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ngừng sử dụng núm ti giả để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ

Cách cai ti giả cho bé

  • Mẹ có thể cho bé cai ngậm núm giả dần dần bằng cách làm bé phân tâm bởi đồ ăn vặt, các trò chơi thú vị.
  • Hãy để núm ti giả ra khỏi tầm nhìn của bé.
  • Giảm dần thời gian cho bé ngậm núm ti giả.
  • Làm hỏng núm vú giả bằng cách dùi lỗ vào ti giả của bé.
Để núm ti giả ra khỏi tầm nhìn của bé

Để núm ti giả ra khỏi tầm nhìn của bé

Một số lưu ý khi cho bé sử dụng ti giả

  • Không ép bé dùng ti giả: Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng ti giả nếu cần, không nên ép buộc dễ khiến cho bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng: Mẹ hãy trụng ti giả qua nước sôi khoảng 5 phút, sau đó cho bé ngậm để loại bỏ vi khuẩn và góp phần bảo vệ sức khỏe cho bé.
  • Chỉ sử dụng khi bé không đói: Thời điểm tốt nhất để cho bé ngậm ti giả là giữa các bữa ăn, khi bé đã no để tránh làm trì hoãn việc mẹ cho bé bú.
  • Sử dụng ti giả phù hợp với lứa tuổi của trẻ: Ba mẹ nên chọn mua cho con em mình loại ti giả có hình dạng và kích thước phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng của bé.
  • Thay ti giả thường xuyên: Ba mẹ nên thay ti giả định kỳ 2 tháng/lần và kiểm tra thường xuyên để phát hiện ti giả bị rách, hư hỏng.
Để đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng, nên thay núm ti giả thường xuyên cho bé

Để đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng, nên thay núm ti giả thường xuyên cho bé

  • Thận trọng khi đeo ti giả trên người bé: Mẹ đeo ti giả quanh cổ hoặc trên nôi em bé có thể khiến con bị ngạt thở.
  • Chọn sản phẩm có chất liệu an toàn, không chứa BPA: Thành phần BPA có thể khiến men răng của trẻ sơ sinh bị hỏng và dễ khiến bé mắc phải bệnh ung thư, tiểu đường, béo phì,…
  • Chỉ sử dụng ti giả khi bé đã được 6 – 8 tuần tuổi: Cho bé sử dụng ti giả quá sớm sẽ khiến bé bỏ bú sữa mẹ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.
  • Không nên cho bé sử dụng ti giả thường xuyên: Sử dụng ti giả thường xuyên có thể khiến bé bị phụ thuộc, quấy khóc nếu không được dùng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
  • Không cho bé dùng chung ti giả: Tránh lây nhiễm vi khuẩn hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Chọn ti giả có lỗ thông gió và lá chắn lớn hơn miệng của bé: Đảm bảo không khí dễ dàng lưu thông và bé không bị nghẹt thở.
  • Ngừng dùng ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai hoặc các phản ứng khác: Ngậm núm ti giả có thể kích thích quá trình tích tụ chất lỏng trong tai, dẫn đến nhiễm trùng tai của bé.
Cho bé ngừng sử dụng núm ti giả ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai hoặc các phản ứng khác

Cho bé ngừng sử dụng núm ti giả ngay lập tức nếu bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai hoặc các phản ứng khác

Xem thêm:

  • Trẻ sơ sinh ngậm ti giả có tốt không? Thời gian sử dụng và cai ti giả
  • Top 13 ti giả tốt và an toàn nhất cho bé
  • Top 10 thương hiệu ti giả phổ biến trên thị trường hiện nay

Trên đây là những thông tin về vấn đề khi nào nên cho bé ngừng sử dụng núm ti giả mà Chila.edu.vn cung cấp đến bạn. Mọi thắc mắc bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khi nào nên cho bé ngừng sử dụng núm ti giả? tại Chila.edu.vnbạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.