Bày trí không gian thuê giữ trẻ tại nhà theo phương pháp Montessori (P2)

Tìm hiểu cách bày trí không gian sống của bạn để phù hợp với dịch vụ thuê giữ trẻ tại nhà tạo không gian sống giúp bé học hỏi và phát triển mỗi ngày

😱Trong bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ những ý tưởng thiết kế cho không gian cửa ra vào, phòng khách, bếp và phòng ăn. Ở bài viết này, dịch vụ giữ trẻ của Chila Montessori sẽ tiếp tục giới thiệu thêm về cách bài trí các khu vực khác trong nhà bạn, với mong muốn giúp các bậc phụ huynh tạo ra một môi trường thuê giữ trẻ tại nhà theo phương pháp Montessori một cách hiện đại nhất để hỗ trợ cho các bé.

🎗️Một số ý tưởng tiếp theo về thiết kế không gian ở nhà theo phong cách Montessori

🏖Phòng ngủ

• Nệm trải trên sàn hoặc giường ngủ cỡ nhỏ để trẻ có thể tự mình leo lên và bước xuống.

• Nếu không gian cho phép, bố trí một cái kệ nhỏ, bày trên đó một vài hoạt động cho trẻ lặng lẽ chơi khi đang thức.

• Giỏ hoặc giá sách.

• Gương toàn thân – giúp trẻ nhìn thấy được toàn bộ cơ thể mình và để bé soi khi mặc quần áo.

• Một cái tủ nhỏ có chia kệ, có ngăn kéo hoặc giá treo mà trẻ có thể với tới. Hoặc dùng một giỏ đựng vài bộ quần áo đã được chọn lựa theo mùa để bé tự chọn cho mình mỗi ngày.

• Phụ huynh hãy cất đi trang phục trái mùa để tránh cho bé khỏi những “trận chiến chọn đổ” tiềm tàng.

• Hãy đảm bảo trong phòng ngủ hoàn toàn không có thứ gì gây nguy hiểm cho trẻ hoặc những thứ trẻ dễ làm vỡ – ổ cắm điện, gỡ bỏ những dây dợ lòng thòng, để dây kéo màn cửa (được cho là nguy cơ khiến trẻ bị siết cổ) ngoài tầm tay của trẻ, và lắp khóa cửa sổ.

🏖Phòng tắm

• Một nơi để thay đồ. Một đứa trẻ đang đứng và đang đóng bỉm thường không thích bị đặt ngồi xuống để thay bỉm.

• Thay vì làm vậy, chúng ta có thể dẫn bé vào phòng tắm và thay bỉm cho bé trong lúc bé đứng, đồng thời tập cho bé làm quen với suy nghĩ đây là nơi các bé sẽ đi vệ sinh.

• Chúng ta cũng có thể bắt đầu đưa việc ngồi bô hoặc đi vệ sinh vào thành một phần trong quy trình thay đồ.

• Bệ thấp/ghế đẩu thấp để trẻ bước lên, giúp trẻ có thể với tới bồn rửa tay và trèo vào trong bồn tắm.

• Một bánh xà phòng nhỏ hoặc một chai xà phòng có vòi ấn để các bé tự rửa tay.

• Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược đặt trong tầm tay của trẻ.

• Gương tương ứng với chiều cao của trẻ, thuận tiện cho trẻ soi.

• Giỏ đựng quần áo bẩn/ướt (hoặc đặt giỏ này trong khu vực giặt giũ)

• Đóng móc hoặc giá khăn dưới thấp để bé dễ treo khăn của mình

• Những chai dầu gội, dầu tắm, dầu xả cỡ nhỏ (loại dùng khi đi du lịch) – để trẻ tập sử dụng. Mỗi ngày, phụ huynh nên đổ thêm phòng khi các bé thích ấn xịt các chai này.

🏖Khu vực mĩ thuật và thủ công

• Nơi trẻ lấy vật liệu mĩ thuật, họa cụ, đồ chơi Montessori – ví dụ, một tủ nhỏ có ngăn kéo đựng bút chì, giấy, hồ dán, tem và các phụ kiện làm tranh cắt dán.

• Khi trẻ lớn hơn, chúng ta có thể đưa vào trong tủ này kéo, dây buộc và dụng cụ dập ghim.

• Chọn ít vật liệu mĩ thuật, họa cụ nhưng chất lượng tốt.

• Đối với trẻ mới biết đi, các vật dụng phục vụ cho hoạt động có thể được sắp sẵn hết trong khay – ví dụ, một khay đựng vật liệu, họa cụ để vẽ, một khay đựng vật dụng để dán.

• Trẻ khoảng 3 tuổi bắt đầu thích gom góp những thứ các bé sẽ cần dùng tới. Khi ấy, chúng ta có thể thuê người giữ trẻ để chuẩn bị cho trẻ một cái khay để bé tự chọn lọc các vật liệu xếp vào.

• Hãy bố trí không gian hợp lí, thuận tiện cho mục đích chăm sóc trẻ em: một nơi để hong khô tranh; một nơi để giấy thừa còn dùng tiếp được; một nơi để bỏ giấy thải.

• Trẻ mới biết đi rất quan tâm đến quá trình chứ không phải thành phẩm, do đó, dưới đây là một số ý tưởng của dịch vụ thuê giữ trẻ tại nhà của Chila Montessori dành cho các tác phẩm mĩ thuật đã hoàn thành:
– Dùng khay “chờ xử lí” (kiểu ở văn phòng) để đựng những thứ trẻ muốn giữ hoặc sẽ quay lại làm tiếp; ngay khi khay đầy, hãy làm thành tuyển tập tranh ưa thích bằng cách dán chúng vào trong một cuốn vở.
– Chụp ảnh các tác phẩm để lưu dữ liệu trong trường hợp tranh vẽ quá nhiều không thể giữ lại hết được.
– Dùng tranh vẽ làm giấy gói quà.
– Khuyến khích trẻ vẽ trên cả hai mặt giấy.
– Tạo một không gian giống như một phòng tranh, treo vài bức tranh của trẻ. Ví dụ, bố trí một nơi để treo quay vòng một vài tác phẩm đã được đóng khung; hoặc một nơi có giăng dây để treo tranh, hoặc dùng nam châm dính tranh lên cửa/thành tủ lạnh.

🏖Chỗ đọc sách ấm cúng

• Chỉ bày ra vài cuốn sách và đổi sang những cuốn khác khi thấy cần.

• Sắm cho trẻ một ghế nệm hơi (loại độn hạt nhựa bé xíu), gối nệm, ghế thấp; hoặc một tấm thảm trải sàn ấm cúng.

• Gần cửa sổ để lấy được ánh sáng trời khi đọc sác.

• Tạo không gian ấm cúng bên trong một tủ quần áo cũ bằng cách tháo cánh cửa tủ hoặc dựng một lều nhỏ để bé chui vào trong.

🏖Không gian ngoài trời

• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận động: chạy, nhảy, nhảy lò cò, nhảy cóc, đu cây (giống như khỉ); trượt người; nhảy múa; đánh đu, đu dây, đu lốp.

• Làm vườn – dụng cụ cào đất, cái bay, chỉa ba, xe cút kít. Một khoảnh vườn rau nhỏ để trẻ chăm sóc. Nếu chúng ta có thể trồng rau trên một luống đất trong vườn, trong các chậu cây đặt ở ban công hoặc trong nhà, thì các bé cũng sẽ học biết được cách trân trọng thức ăn nhờ trông thấy các loại rau củ từ đâu mà có và phải mất bao lâu để gieo trồng, chăm bón.

• Một nơi mà bé ngồi hoặc nằm yên ngắm mây trôi.

• Nước – một xô nước và chổi sơn để “sơn” gạch hoặc các phiến bê tông, chai xịt nước để lau cửa sổ, một rãnh nước chứa nước mưa, một máy bơm nước.

• Hố cát.

• Mê cung có lát đá tảng nhỏ làm lối đi.

• Một chỗ gần cửa ra vào cho trẻ đi/cởi giày trước khi bước ra/vào nhà.

• Giỏ mây tre hoặc hũ/lọ để đựng các bộ sưu tập từ thiên nhiên (theo mùa).

• Khu vực vầy đất cát, nghịch bùn, kết nối lại với Trái đất.

• Lều hoặc hang làm từ các nhánh cây (liễu).

• Tạo ra những lối đi bí mật để trẻ khám phá.

Có nhiều nguồn cảm hứng cho những không gian ngoài trời nằm trong khuôn viên nhà của chúng ta. Chẳng hạn một đường trượt xây ăn vào chỗ dốc ngoài sân, hay lối đi được làm từ những tảng đá tự nhiên hoặc từ vật liệu tìm thấy được. Để có thêm nguồn cảm hứng, quý phụ huynh có thể tìm trang của Rusty Keeler, một nghệ nhân sáng tạo rất nhiều không gian vui chơi ngoài trời cho trẻ em.

Lưu ý: Nếu nhà các bạn không có sân vườn, hãy tạo không gian này cho trẻ ở các sân chơi gần nhà, trong rừng, ngoài bãi biển, ở hồ hoặc trên núi.

⬅️Bài viết trước đó: Ý tưởng bày trí không gian nhà ở theo phương pháp Montessori (P1)

➡️Bài viết tiếp theo: Nguyên lý bài trí nhà cửa cần nhớ

👉👉👉

Chila Montessori – Chăm dạy trẻ bằng cả trái tim

☎️ Hotline: 028 73 028 299 – 0828 759 859

📥 Chila Montessori trên Zalo: //zalo.me/507992405211685589

📲Chila Montessori trên Facebook: //www.facebook.com/chila.montessori

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

Từ Khoá Liên Quan :
thuê giữ trẻ tại nhà, đồ chơi Montessori, dịch vụ giữ trẻ, thuê người giữ trẻ, chăm sóc trẻ em, bày trí không gian thuê giữ trẻ tại nhà theo phương pháp Montessori (P2)