Làm thế nào để trẻ em biết chịu trách nhiệm và tìm người chăm bé đúng đắn

Để thực hiện phương pháp hiệu quả của việc làm thế nào để trẻ em biết chịu trách nhiệm thì việc chọn tìm người chăm bé đúng đắn là lựa chọn hàng đầu.

Bố mẹ có thể nuôi dưỡng thái độ hợp tác ở con trẻ mà không hề phải dựa vào đe nẹt, dỗ nịnh và bắt phạt. Nhưng nếu con cái chúng ta vẫn không chịu hợp tác, ấy là lúc phải học cách đặt ra giới hạn. Đây là phần khó khăn nhất trong việc chăm sóc trẻ mới biết đi theo phương pháp Montessori. Chúng ta muốn trẻ được mặc sức khám phá cho thỏa lòng ham tìm hiểu nhưng phải trong phạm vi an toàn, muốn dạy các bé tôn trọng người khác và muốn đưa ra những giới hạn của riêng chúng ta. Để đạt được mong muốn này phụ huynh cần biết lựa chọn thông minh trong việc tìm người chăm bédịch vụ trông trẻ tại nhà cùng tham gia vào quá trình nuôi dạy tính cách của bé theo đúng hướng.
Dĩ nhiên, chúng ta cần bỏ công “thực hành”. Về cơ bản, chúng ta đang học một ngôn ngữ mới. Việc học sẽ dễ dàng hơn nếu ta được những người khác hỗ trợ như giúp việc trông trẻ, ví dụ những người đang nuôi dạy con khi thuê trông trẻ theo giờ, từ đó các phụ huynh có dịp học hỏi các cô bảo mẫu và thảo luận về những khoảnh khắc “khó nhằn”. Khi phạm sai lầm, ta có thể nhắc nhở nhau rằng chúng ta đang cố hết sức, và coi đó như một cơ hội để xin lỗi con mình.

🐻Tìm người chăm bé – Dạy bé những bài học đầu tiên

Có đôi khi chúng ta cần phải đặt ra những giới hạn. Để giữ cho các con được an toàn. Để chỉ cho các con thấy được tôn trọng là thế nào. Để can thiệp những khi các con đưa ra một lựa chọn không tốt. Con trẻ có thể không thấy vui với những giới hạn. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt ra một giới hạn dựa trên cơ sở cảm thông và từ ái với trẻ, các bé sẽ học cách tin tưởng rằng bố mẹ chúng luôn dành cho chúng sự quan tâm tối đa, và mối liên kết với trẻ thậm chí còn trở nên bền chắc hơn.

🐻Giúp việc trông trẻ – Đặt ra quy định rõ ràng trong nhà

Trẻ em, nhất là trẻ mới biết đi, cần trật tự. Các bé cần biết rằng mình trông chờ điều gì; rằng mọi thứ là nhất quán, ổn định. Rằng bố mẹ sẽ bảo vệ chúng. Rằng bố mẹ sẽ hồi đáp chúng trước sau như một – dù họ được ngủ thẳng giấc cả đêm, hay bị em bé đánh thức mỗi giờ.
Dưới đây là một số gợi ý về các quy định mà chúng ta có thể dùng ở nhà và điều chỉnh cho phù hợp với mỗi gia đình.
Ví dụ về các quy định cơ bản trong nhà:
• Tử tế với nhau: Điều này có nghĩa là ngay cả khi không vừa ý, chúng ta cũng sẽ không làm đau thân thể của nhau hoặc trêu chọc nhau; quy định này dạy cho trẻ em biết tôn trọng bản thân và tôn trọng lẫn nhau.
• Ngồi ăn tại bàn: Đây là một quy định rất thực tế, tránh cho thức ăn vương vãi khắp nhà. Đồng thời nhắc nhở mọi người rằng giờ ăn là dịp để quây quần và rằng chúng ta không vừa ăn vừa chơi trò chơi.
• Tham gia làm việc nhà: Bất luận các thành viên trong gia đình bao nhiêu tuổi, ai cũng góp phần làm việc nhà và công sức của mọi người đều được trân trọng.
Những quy định cơ bản trong nhà là “chiếc phao” mà lúc nào chúng ta cũng có thể bám vào. Cả khi con đã trưởng thành.

🐻Dịch vụ trông trẻ tại nhà giúp bạn đến cùng bằng những hành động hợp lý và rõ ràng

“Hễ đã nói sao thì ý sẽ là vậy. Hễ ý đã là vậy, hãy làm đến cùng bằng hành động hợp lí và kiên định”.
— Jane Nelsen, Kỉ luật tích cực: Ba năm đầu đời
Nếu như, bất chấp mọi nỗ lực hết sức của bố mẹ trong lúc làm việc với con, bé vẫn từ chối hợp tác, thì chúng ta sẽ hành động hợp lí và rõ ràng. Lấy ví dụ khi trẻ không muốn thay bỉm, trẻ đang quăng thức ăn hoặc không muốn rời khỏi sân chơi. Những lúc ấy, chúng ta chấp nhận cảm xúc của trẻ. Nhưng chúng ta hành động. Chúng ta là chỉ huy – một vị chỉ huy biết tôn trọng người khác.

• “Bố/mẹ không thể để con lấy đồ chơi của các bạn được. Nào, bố/mẹ sẽ đặt tay của con sang chỗ khác nhé”. (Phụ huynh nhẹ nhàng cầm tay con)
• “Bố/mẹ không để con đánh bạn đâu. Bố/mẹ chuẩn bị tách hai con ra đây này”.
• “Bố/mẹ sẽ đặt một cái gối ở đây để con không tự làm mình đau”.
• “Bố/mẹ đặt con xuống đấy nhé. Nếu muốn cắn thì con cắn quả táo này đi”.

🐻Không nhất thiết lúc nào cũng phải giải thích

Một khi trẻ đã biết về giới hạn, chúng ta không cần phải giải thích dài dòng thêm nữa. Ví dụ: Cứ đến giờ ăn là con vứt thức ăn lung tung. Chúng ta bắt đầu “đay đi đay lại” lời nhắc nhở – bố/mẹ không thể để con vứt thức ăn như thế, thức ăn là để ăn, v.v. Phụ huynh không cần thương lượng với trẻ, hoặc cho trẻ nhiều cơ hội lựa chọn. Nếu hành vi ấy của trẻ vẫn tái diễn, bố mẹ hãy nhớ nói ít lại và chuyển sang hành động hợp lí, rõ ràng. Chúng ta có thể nói: “Bố/mẹ thấy con đã ăn xong rồi. Mang bát/đĩa của con xuống bếp đi”.

🐻Đặt ra giới hạn để giữ an toàn cho trẻ

Nếu trẻ mới biết đi đang làm gì đó gây nguy hiểm, chúng ta phải can thiệp và giữ an toàn cho bé. Đây là trường hợp duy nhất tôi nói “không được”. Điều này giúp trẻ chú ý khi có nguy hiểm. Một số hoạt động theo tôi là nguy hiểm: sờ tay vào vật nóng, lại gần ổ cắm điện, chạy trên đường, đi trước bố mẹ quá xa ngoài phố, trèo gần cửa sổ.
Hãy bế con lên và nói: “Không, bố/mẹ không thể để cho con sờ tay vào đó” rồi đưa con ra chỗ khác.
Chúng ta phải tiếp tục can thiệp nếu trẻ lặp lại hành động. Bên cạnh đó, tôi sẽ suy nghĩ xem liệu mình có thể thay đổi vị trí, hoặc giấu đi những “mối nguy hiểm” hay không. Đặt một cái thùng che ổ điện, dời ghế sofa ra phía trước mớ dây điện, hoặc chuyển tủ li sang phòng có cửa và khóa lại.

🐻Nếu trẻ cười phá lên trước các giới hạn thì sao đây?

Thật khó xử nếu trẻ lại cười phá lên khi chúng ta đặt ra giới hạn. Chúng ta sẽ tiếp tục làm đến cùng – bằng hành động hợp lý và rõ ràng. Trẻ có thể dần quen với phản ứng tức thời, thiếu cân nhắc của bố mẹ. Thay vì thế, hãy giữ bình tĩnh và nói, chẳng hạn: “Chắc con chỉ muốn đùa vui, nhưng bố/ mẹ không thể để con đánh anh/chị/em con được”.

Trong quá trình nuôi dạy con, việc đặt ra giới hạn rõ ràng và hợp lý là một phần không thể thiếu, đặc biệt là với trẻ mới biết đi. Khi bố mẹ giữ vững lập trường và thực hiện các hành động nhất quán, trẻ sẽ học được cách tôn trọng những quy định đó, cũng như tôn trọng bản thân và người khác. Những giới hạn này không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn dạy chúng cách xử sự phù hợp trong các tình huống khác nhau.
➡️Hãy tiếp tục theo dõi loạt bài viết của chúng tôi để khám phá thêm những phương pháp và kỹ thuật hiệu quả trong việc .Tìm người chăm bé để nuôi dạy con cái theo phương pháp Montessori và các phương pháp khác. Bài viết tiếp theo sẽ liên tục đề cập đến cách thức xây dựng sự độc lập ở trẻ từ sớm – nếu bạn không muốn bỏ lỡ những kiến thức bổ ích này! ⬅️

⬅️Bài viết trước đó: Nuôi dưỡng thái độ hợp tác khi bé không chịu nghe lời

➡️Bài viết tiếp theo: Tìm người giúp việc chăm em bé là điều trị biểu cảm cho trẻ chấp nhận cảm xúc tiêu cực

👉👉👉

Chila Montessori – Chăm dạy trẻ bằng cả trái tim

☎️ Hotline: 028 73 028 299 – 0828 759 859

📥 Chila Montessori trên Zalo: //zalo.me/507992405211685589

📲Chila Montessori trên Facebook: //www.facebook.com/chila.montessori

📧 Email: cskh@chila.edu.vn

Từ Khoá Liên Quan :
dịch vụ trông trẻ tại nhà, Tìm người chăm bé, trông trẻ theo giờ, giúp việc trông trẻ, Làm thế nào để trẻ em biết chịu trách nhiệm và tìm người chăm bé đúng đắn