Tuyệt chiêu xử lý cơn giận của trẻ, bật mí là sự kiên nhẫn và thông cảm chính là chìa khóa giúp quá trình trông trẻ theo giờ trở nên dễ dàng hơn.
🌼Xử lý những cơn tam bành
Khi trẻ mới biết đi nổi cơn tam bành tức là đang có chuyện không đúng ý chúng. Trẻ cảm thấy khó chịu. Có thể trẻ đã làm gì đó sai, nhưng ngay lúc này, điều đầu tiên phải làm là giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Mọi lí do hay mọi lời giải thích trên đời lúc này đều vô hiệu trước đôi tai “điếc”. Trước hết bố mẹ cần giúp trẻ “đậy nắp não” lại, tức là giúp trẻ lấy lại bình tĩnh.
Chúng ta có thể ôm ấp vuốt ve con, song đừng quả quyết rằng trẻ cần ôm ấp vuốt ve. Có một số trẻ thích được ôm ấp để bình tĩnh lại. Có một số trẻ sẽ đẩy bố mẹ ra, trong trường hợp này, ta hãy bảo đảm rằng bé được an toàn và ta có thể ôm bé khi bé đã bình tĩnh lại. Nói cách khác, cho trẻ nhõng nhẽo cũng không sao. Bố mẹ đừng cố dập cơn tam bành của con càng sớm càng tốt, hãy cho phép con bộc lộ hết mọi cảm xúc một cách an toàn cho đến khi các bé bình tĩnh lại, và hãy cho trẻ biết rằng ta luôn hiện diện ở đó để giúp chúng khi chúng cần. Và, ngay khi trẻ bình tĩnh rồi, bố mẹ có thể giúp các bé sửa sai nếu cần.
Cơn tam bành có thể nổ ra trên phố, trong siêu thị, ngoài công viên. Không sao. Hãy đưa trẻ rời khỏi lối đi (nếu được). Cho trẻ thời gian để lấy lại bình tĩnh. Chúng ta cũng cần cố gắng giữ bình tĩnh, đồng thời tiết chế ý muốn rút ngắn thời gian hoặc khiến các bé phân tâm. Hãy để cho trẻ trút cảm xúc ra ngoài.
🌼Có nên phớt lờ cơn tam bành của trẻ?
Tôi từng nghe thấy nhiều người khuyên rằng phớt lờ hoàn toàn cơn tam bành của trẻ thì tốt hơn. Họ cho rằng khi người lớn giúp trẻ hoặc chú ý đến hành vi (mà ta không thích) của trẻ thì tức là khuyến khích trẻ “làm già”. Tôi không đồng ý với quan điểm ấy. Phớt lờ cơn tam bành lại “lái” những cảm xúc của trẻ sang phía chúng ta, thay vì hướng vào vấn đề khiến trẻ khó chịu. Nó tạo ra xung đột ngay lúc trẻ cần kết nối.
Thái độ chấp nhận điềm tĩnh và rộng lượng có tác dụng khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc. Qua thời gian, trẻ sẽ vừa tìm được những cách bộc lộ tích cực hơn, vừa không thấy sợ khi chia sẻ cảm xúc với người lớn, bởi các bé biết rằng bố mẹ có thể điềm tĩnh, rộng lượng khi chúng có những cảm xúc mãnh liệt và tiêu cực.
🌼Giúp trẻ lấy lại bình tĩnh
• Ôm ấp vuốt ve trẻ – xoa lưng, ôm trong lòng, hát cho trẻ nghe trong suốt thời gian con trải qua các cung bậc cảm xúc, từ giận dữ đến thất vọng tràn trề, rồi buồn bã và thỉnh thoảng là hối hận.
• Nếu trẻ hẩy chúng ta ra, hãy đảm bảo trẻ được an toàn và không làm bản thân hay người khác bị đau. Ta cần đứng gần đó để sẵn sàng trợ giúp. “Bố/mẹ ở đây phòng khi con cần giúp. Hoặc bố/mẹ có thể ôm con nếu con đồng ý”.
• Nếu trẻ đang ném đồ chơi vào người anh/chị/em hoặc đang cố đánh bố mẹ, hãy đưa con ra chỗ khác để mọi người được an toàn. “Bố/mẹ không thể để con đánh bố/mẹ được. Bố/mẹ không hề muốn bị đau đâu. Hay là con đánh cái gối nhé?”
🌼Với trẻ lớn hơn
• Đối với trẻ lớn hơn 3 tuổi, quý phụ huynh có thể tạo nên một “góc tĩnh tâm” phòng khi trẻ khó ở, chẳng hạn một cái lều – trong đó có gối và những món đồ trẻ ưa thích, hoặc một góc phòng có sẵn vài đoàn tàu.
• Bố mẹ có thể hỏi con liệu các bé có muốn tới “góc tĩnh tâm” không. Nếu trẻ quay lại mà vẫn còn cáu giận, ta chỉ việc nhẹ nhàng bảo con rằng chúng vẫn cần phải bình tĩnh lại, và hãy quay lại sau khi bình tĩnh hẳn.
🌼Trẻ sửa sai – TUYỆT ĐỐI KHÔNG BỎ QUA BƯỚC NÀY trong dịch vụ giữ trẻ tại nhà
Ngay khi trẻ bình tĩnh lại, chúng ta giúp con sửa sai. Ví dụ, nếu trót vẽ lên tường, trẻ có thể phụ giúp lau sạch; nếu làm vỡ đồ chơi của anh/chị/em, trẻ có thể cùng sửa lại món đồ đó. Bằng cách này, trẻ học được cách chịu trách nhiệm khi làm sai.
🌼Bố trí một góc tĩnh tâm
• Trong tác phẩm kỷ luật tích cực: Ba năm đầu đời của mình, Jane Nelsen có nói về việc bố trí một góc tĩnh tâm cho trẻ mới biết đi tầm 3 tuổi, một nơi có những món đồ ưa thích của trẻ và trẻ có thể đến bất kỳ lúc nào cảm thấy cần lấy lại bình tĩnh. Khác với góc chịu phạt, đây là chốn mà trẻ có thể tùy ý đến, ở đó bao lâu tùy thích, và không bao giờ bị đem ra để dọa các bé.
• Nếu thấy có hiệu nghiệm, chúng ta hãy gợi ý cho trẻ: “Con có muốn đến góc tĩnh tâm để lấy lại bình tĩnh không?” hoặc “Bố/mẹ con mình cùng tới góc tĩnh tâm nhé?” Nếu trẻ từ chối còn chúng ta muốn bản thân bình tĩnh trở lại, chúng ta có thể nói: “Bố/mẹ nghĩ bố/mẹ sẽ đến góc tĩnh tâm một mình”. Nếu trẻ rời góc tĩnh tâm mà vẫn còn phừng phừng, phụ huynh cứ điềm đạm và ân cần khuyên trẻ rằng có lẽ con cần quay lại đó cho đến khi thấy bình tĩnh hơn.
• Mục đích của bước này không phải là nói rằng ta chấp nhận hành vi của trẻ mà là giúp trẻ bình tĩnh lại trước nhất.
🌼Tái kết nối với trẻ khi trẻ bình tĩnh trở lại
Ngay khi bình tĩnh lại, có thể trẻ sẽ nói về những gì đã xảy ra. Chúng ta có thể ôm con, hoặc chờ con hỏi bố/mẹ ôm con được không. Đến lúc ấy, quý phụ huynh có thể thể hiện thái độ chấp nhận cảm xúc của trẻ và xem xét sự việc từ góc độ của các bé. “Ôi chao, chuyện ấy khó khăn với con lắm phải không? Chắc con không thích nó tẹo nào, nhỉ? Trông con rất giận dữ”.
🌼Giúp trẻ sửa sai
“Khi ai nấy trong nhà đều đã bình tĩnh lại, cần giải quyết bằng hết đống bề bộn. Nhặt những món đồ bị ném lung tung lên, gom và vứt những mảnh giấy bị xé, hoặc xếp lại gối trên giường hoặc trên sofa. Người lớn có thể ngỏ lời giúp trẻ thu dọn. Đây cũng là lúc thích hợp để giúp con sửa chữa những món đồ hư hỏng khác, chẳng hạn một món đồ chơi bị vỡ, một cách vô cùng thực tế để học biết cách làm chuyện đúng đắn” – Jane Nelsen.
Ngay khi con bình tĩnh lại, chúng ta hãy giúp bé sửa sai. Điều này dạy cho trẻ biết chịu trách nhiệm về hành động của chúng, và là một bước hết sức quan trọng. Trên thực tế, “công lí phục hồi” (Chúng ta có thể làm điều này tốt hơn bằng cách nào?) được chuộng hơn là hình phạt (lấy đi thứ gì đó). Đúng, chấp thuận mọi cảm xúc của trẻ (thậm chí là cảm xúc tiêu cực) và giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Sau đó, ngay khi trẻ đã bình tĩnh, chúng ta lại giúp trẻ chịu trách nhiệm về hành vi của các bé.
Nếu bố mẹ làm việc này quá sớm, trước khi đứa trẻ mới biết đi lấy lại được bình tĩnh, trẻ sẽ phản kháng – không muốn làm gì cho sự thể trở nên tốt hơn. Đó là lí do phải bảo đảm cho trẻ bình tĩnh trước nhất. Đến khi ấy, trẻ sẽ thực sự học biết được cách sửa chữa lỗi lầm mà mình đã gây ra cho người khác.
🌼Giúp trẻ sửa sai bằng cách nào?
Nếu con trót đánh bạn thì khi bé đã bình tĩnh lại, chúng ta có thể giúp con xem người bạn ấy có sao không – đưa khăn giấy cho bạn lau nước mắt, hỏi con có muốn xin lỗi, hay làm lành với bạn không
🌼Làm mẫu, làm gương cho con
Nếu trẻ còn nhỏ tuổi, bố mẹ hãy làm mẫu cho trẻ bắt chước: “Bố/mẹ con mình đi xem bạn có ổn không nào”. “Chú/cô xin lỗi vì bạn nhà chú cô đã làm đau cháu nhé. Cháu cảm thấy đỡ chưa?”.
Làm mẫu cho trẻ bắt chước sẽ có hiệu quả hơn việc bắt các bé phải xin lỗi trong trường hợp các bé không cố ý, nhìn chung, người lớn chỉ bắt được chúng “xin lỗi” lí nhí, hoặc bằng giọng mỉa mai mà thôi.
Bố mẹ hãy làm gương cho con – nói xin lỗi khi chúng ta quên thứ gì đó, khi khiến người khác phải buồn, hoặc khi vô tình đâm sầm vào ai đó. Bày tỏ nỗi ân hận vì trót nặng lời với con cũng là một cách làm gương cho trẻ.
🍀Những cách tiếp cận này không chỉ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh mà còn dạy cho các bé cách giải quyết các vấn đề một cách trách nhiệm và hiệu quả. Thuê người giữ trẻ và trông trẻ theo giờ sẽ là biện pháp tích cực giúp chúng ta không chỉ xử lý được cảm xúc tiêu cực của trẻ mà còn củng cố mối quan hệ cha mẹ và con cái, giúp các bé phát triển kỹ năng xã hội và tình cảm trong một môi trường yêu thương và hỗ trợ từ dịch vụ bảo mẫu tại nhà.
⚡Đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo trong loạt bài của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục khám phá những chiến lược giáo dục con cái hiệu quả mà chỉ có trong dịch vụ giữ trẻ tại nhà có được và Trông trẻ theo giờ sẽ là giải pháp tối ưu cho việc giải quyết vấn đề liên quan đến sự phát triển cảm xúc của trẻ. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm về cách tạo dựng môi trường nuôi dạy lành mạnh, giúp trẻ em trưởng thành thành công và hạnh phúc.
⬅️Bài viết trước đó:Tìm người giúp việc chăm em bé giúp trẻ chấp nhận cảm xúc tiêu cực
➡️Bài viết tiếp theo: Một số lời khuyên khi đặt ra giới hạn cho trẻ
👉👉👉
Chila Montessori – Chăm dạy trẻ bằng cả trái tim
☎️ Hotline: 028 73 028 299 – 0828 759 859
📥 Chila Montessori trên Zalo: //zalo.me/507992405211685589
📲Chila Montessori trên Facebook: //www.facebook.com/chila.montessori
📧 Email: cskh@chila.edu.vn